Nội dung bộ luật hammurabi tiếng việt

 BỘ LUẬT HAMMURABI

 (bản dịch tiếng Việt)

 Thần Anu [1] vĩ đại, vua của Anunác [2] cùng với thần Enlin [3] chúa tể của trời đất quyết định vận mệnh của đất nước, ban cho Mác-đúc [4], con trưởng của thần Ea [5] quyền thống trị [6] cả nhân loại, tỏ rõ quyền lực đó trước các thiên thần, và lấy cái tên trang nghiêm của mình đặt tên cho Babilon, làm cho nó trở thành kẻ lớn mạnh nhất trong muôn phương, và trong đó xây dựng một vương quốc bất hủ cùng lâu bền với trái đất.

 Trong lúc đó, vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm, Hammurabi, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát,[7] soi đến dân đen, tỏ ánh sáng khắp mặt đất.

 Trẫm, Hammurabi, kẻ chăn dắt dân do thần Enlin chỉ định, kẻ làm nên sự phồn vinh và giàu có, làm nên tất cả cho thành phố Nippua[8], làm cho trời đất điều hoà, và trở thành kẻ bảo hộ của đền Êcua[9] quang vinh.

 Trẫm, vị vua bách thắng, làm cho thành phố Eriđu [10] phục hưng, và làm cho lễ nghi ở đền Eapzu[11]có quy cũ.

 Trẫm, kẻ bảo hộ của bốn phương, làm rạng rỡ tên tuổi của Babilon, làm cho vị chúa của trẫm là thần Mácđúc thành thực vui lòng và hàng ngày đến làm lễ ở đền Exjin.

 Trẫm, cái vũ trụ quý giá của bậc vương giả, do thần Xin lập nên, đã làm cho thành Urucs giàu có, và là kẻ cầu nguyện có lòng thành, làm cho đền Ekitsigan đầy của cải.

 Trẫm, vị vua hợp pháp đầy sức mạnh trung thành với thần Samát, đã từng củng cố nền móng của thành Xippa, làm cho mộ của Aii lại xanh đỏ, lại còn xây dựng đền Ebara làm cho đền này giống như cung điện nhà trời.

 Trẫm, một chiến sĩ tha tội cho thành Lacxa đã xây dựng đền Ebapba cho kẻ đồng minh của mình là Ista.

 Trẫm, vòm trời của cả đất nước, tập hợp nhân dân li tán của thành Ixin, làm cho đền ganma càng thêm giàu có.

 Trẫm, kẻ thống trị của các vua, anh em với thần Sabaha đã bảo vệ nhà của thành Kít, tu sửa và trang sức đền Emêtễua làm cho đền này trở nên huy hoàng tráng lệ, còn chỉnh lí lại những lễ lớn của thần Ista, quan tâm đến đền Huaxacalam, một đồn luỹ ngăn chặn kẻ địch.

 Trẫm, kẻ làm nguyện vọng của mình đựơc bạn mình là thần Ira chấp nhận, đã làm cho thành Cút được vững mạnh và làm cho đền Mexlam được tăng cường.

 Trẫm, con bò mộng bằng vàng dũng mãnh xông vào kẻ địch, kẻ đựơc thần Tutu yêu mến, đã làm cho Boxippa vui mừng kích động, và còn luôn luôn quan tâm đến đền Edida.

  

 Trẫm, vị thần của các vua, thông minh và trí tuệ, đã mở rộng ruộng đất trồng trọt cho thành Binbát, còn làm cho vựa lúa của thần Urat đầy ăm ắp.

 Khi thần Mácđúc ra lệnh cho trẫm thống trị muôn dân và làm cho nước nhà được hưởng hạnh phúc, trẫm làm cho công bằng và chính nghĩa toả khắp đất nước và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân từ nay về sau:

 Điều 1: Nếu dân tự do tuyên thệ tố cáo dân tự do phạm tội giết người mà không có bằng chứng thì người tố cáo sẽ bị xử tử.

 Điều 3: Dân tự do đưa ra tội trạng trong các vụ kiện tụng mà không kèm theo bằng chứng, nếu bản án có liên quan đến vấn đề tính mạng, thì sẽ bị xử tử.

 Điều 4: Nếu những bằng chứng đưa ra thuộc về những vụ kiện về thóc hoặc bạc thì phải xử bằng những hình phạt mà bản án đó đáng phải chịu.

 Điều 6: Nếu dân tự do ăn trộm tài sản của thần hoặc của cung đình sẽ bị xử tử, kẻ nhận tang vật của người ăn trộm cũng bị tử hình.

 Điều 7: Nếu dân tự do mua của con hoặc nô lệ của dân tự do hoặc trữ giúp học cho họ bạc hoặc vàng hoặc nô lệ, hoặc nữ nô lệ, hoặc bò, hoặc cừu, hoặc lừa, hoặc bất cứ vật gì, mà không có người làm chứng hoặc giấy chứng nhận thì tức là ăn trộm, sẽ bị xử tử.

 Điều 8: Nếu dân tự do ăn trọm bò hoặc cừu, hoặc lừa, hoặc thuyền, nếu các thứ đó là vật sở hữu của thần hoặc là vật sở hữu của cung đình thì người đó sẽ bị phạt tiền gấp 30 lần, nếu các thứ đó là vật sở hữu của muxkênu thì phải phạt tiền gấp 10 lần. Nếu người ăn trộm không có vật gì để bồi thường thì sẽ bị xử tử.

 Điều 11: Nếu người bị mất của không đưa ra được người làm chứng biết vật mình mất, thì người này là kẻ nói láo phạm tội vu cáo, sẽ bị xử tử.

 Điều 15: Nếu dân tự do đem nam nô lệ hoặc nữ nô lệ của cung đình hoặc của muxkênu ra khỏi thành, sẽ bị xử tử.

 Điều 16: Nếu dân tự do che giấu nô lệ của cung đình hoặc của muxkênu chạy đến nhà mình, mà không theo mệnh lệnh của người truyền lệnh đem trả lại thì chủ nhà của nhà này sẽ bị xử tử.

 Điều 21: Nếu dân tự do xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị xử tử và chôn ngay ở chỗ đã xâm phạm.

 Điều 22: Nếu dân tự do phạm tội ăn cướp mà bị bắtg thì bị xử tử.

 Điều 25: Nếu nhà nào bị cháy mà người tự do đến chữa cháy dòm ngó tài sản và lấy bất cứ một vật gì, thì người ấy bị ném vào lửa đỏ.

 Điều 26: Nếu rêdum hoặc bairum1 đi làm nhiệm vụ của vua giao cho mà bị bắt làm tù binh, sau đó ruộng vườn của người này giao cho kẻ làm thay nghĩa vụ quân dịch, nếu người này lại được trở về quê hương của mình thì phải trả ruộng vườn cho người đó và người này lại tự đảm nhiệm nghĩa vụ quân dịch.

 Điều 29: Nếu con người đó còn nhỏ tuổi, không thể làm nghĩa vụ thay cha, thì phải gioa 1/3 ruộng vườn cho người mẹ, để người mẹ nuôi con.

  

 Điều 30: Nếu rêdum và bairum vì nhiệm vụ nặng nề, bỏ ruộng vườn nhà cửa về, sau kẻ khác lấy làm ruộng vườn nhà cửa đó và làm nghĩa vụ thay người này đã quá 3 năm, nếu người này trở về và đòi lại ruộng vườn nhà cửa thì không đựơc trả. Người lấy ruộng vườn, nhà cửa và làm nghĩa vụ thay người này phải đảm nhiệm nghĩa vụ quân dịch.

 Điều 36: Ruộng vườn nhà cửa của rêdum, bairum hoặc của người nộp cống1 không đựơc bán.

 Điều 38: Rêdum, bairum hoặc người nộp cống không được đưa ruộng vườn nhà cửa có liên quan đến nghĩa vụ mà mình phải đảm nhiệm tặng lại cho vợ và con gái của mình, cũng không được dùng các thứ đó gán nợ.

 Điều 39: Nếu ruộng vườn nhà cửa là do những người này mua về thì những người này được đem tặng cho vợ và con gái và cũng được dùng để gán nợ.

 Điều 41: Dân tự do dùng tài sản của mình đổi lấy ruộng vườn nhà cửa của rêdum và bairum hoặc người nộp cống vẫn có thể trở về ruộng vườn nàh cửa của mình và có thể lấy lại số tiền phụ thêm của mình.

 Điều 42: Dân tự do thuê ruộng để cày, nếu ruộng không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.

 Điều 43: Nếu không cày cấy mà để ruộng bỏ hoang, thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho ruộng.

 Điều 44: Daan tự do thuê đất của con gái chưa lấy chồng trong vòng 3 năm để khai khẩn trồng trọt nhưng lười biếng không cày cấy, thì đến năm thứ tư phải cày úp, để ải bừa phẳng đất rồi trả lại cho chủ ruộng và cần phải nộp cho chủ ruộng mỗi bua2 là 10 guru3 thóc.

 Điều 45: Dân tự do đem ruộng của mình phát canh cho nông dân, và đã thu tiền thuê ruộng mà về sau thần Adát làm ngập ruộng hoặc lụt phá huỷ mất hoa màu, thì người nông dân thuê ruộng phải chịu sự thiệt hại đó.

 Điều 46: Nếu người này không thu tiền thuế ruộng, mà sẽ căn cứ theo thu hoạch để thu tô ½ hay 1/3 thì thu hoạch của ruộng đất sẽ do nông dân và chủ ruộng căn cứ theo tỉ lệ đã định để chia nhau.

 Điều 47: Nếu trong năm đầu nông dân chưa thu được hoa lợi mà nói: “Tôi sẽ vì mình mà cày ruộng” thì chủ ruộng không được không chấp nhận điều đó, thửa ruộng đó phải để cho nông dân này cày, cấy đến khi thu hoạch sẽ căn cứ theo giấy giao kèo đo thu tô.

 Điều 48: Nếu dân tự do mắc nợ có lợi tức, mà thần Adát làm ngập ruộng của người này, hoặc nước lụt phá hoại hoa màu, hoặc vì hạn hán hoa màu không mọc được, thì người này năm đó không phải ra thóc cho chủ nợ và xoá bỏ giao kèo, lợi tức năm đó cũng không phải trả.

  

 Điều 49: Nếu dân tự do vay bạc của tamca và giao cho tamca ruộng có thể trồng lúa hoặc ruộng có thể trồng vừng và nói với tamca rằng: “ Ruộng này do ông trồng lúa hoặc vừng trên ruộng, do ông thu hoạch”. Nếu nông dân1 trồng lúa hoặc vừng trên ruộng thì khi thu hoạch thóc hoặc vừng trên ruọng là thuộc về chủ ruộng, nhưng phải nộp thóc cho tamca để bù vào số bạc đã vay và lợi tức, những tổn phí của tamca đã trả khi cày ruộng.

 Điều 50: Nếu đám ruộng mà người này đem lại vật bảo đảm để vay nợ đã trồng lúa hoặc trồng vừng, thì số thóc hoặc vừng thu hoạch được là thuộc về chủ ruộng và phải dùng bạc để trả vốn và lãi cho tamca.

 Điều 51: Nếu người này không có bạc để trả thì có thể dùng thóc hoặc vừng căn cứ theo giá quy định của nhà vua nộp cho tamca để trả số bạc đã vay và lợi tức.

 Điều 52: Nếu nông dân của tamca không trồng lúa hoặc vừng trên đám ruộng đó thì giấy giao kèo cũng không được thay đổi.

 Điều 53: Nếu dân tự do lười biếng không chịu củng cố đê đập bên ruộng của mình, do đó đê đập bị vỡ, nước ngập ruộng đất, cày cấy ( của công xã), thì người dân ự do có đê đập bị vỡ đó phải bồi thường số hoa màu đó đã bị thiệt hại.

 Điều 54: Nếu người này không thể bồi thường được bản thân người này cùng với tài sản phải đem bán lậy bạc để chia cho những người có ruộng bị nước phá hoại mất hoa màu.

 Điều 55: Nếu dân tự do mở cống của mình, không cẩn thận làm ngập ruộng của người bên cạnh, thì người này phải căn cứ theo khu vực bên cạnh để đền thóc.

 Điều 56: Nếu dân tự do tháo nước làm nước ngập ruộng đã gieo trồng của người bên cạnh, thì người này phải đền thóc cứ mỗi bua là 10 gru.

 Điều 57: Nếu người chăn súc vật chưa thương lượng với chủ ruộng về việc cho cừu ăn cỏ, chưa báo cho chủ ruộng mà chăn cừu “ở” ruộng thì chủ ruộng được gặt đám ruộng của mình, ngoài ra người chăn súc vật không báo với chủ ruộng mà chăn cừu ăn ở ruộng ấy phải đền thóc cho chủ ruộng cứ mỗi bua là 20 guru.

 Điều 58: Sau khi rời khỏi mục trường mà cả đàn súc vật bị bắt giữ lại trong cửa thành, nếu người chăn súc vật vẫn thả cừu ở ruộng và cho cừu ăn ở ruộng, thì người chăn cừu phải trông coi đám ruộng mình đã cho cừu ăn, đến khi thu hoạch phải đền cho chủ ruộng cứ mỗi bua là 60 guru thóc.

 Điều 59: Nếu dân tự do chặt cây cối trong vườn của dân tự do mà không báo cho chủ vườn biết thì phải đền ½ minabạc.

 Điều 60: Nếu dân tự do đem ruộng đất giao cho người trồng vườn để làm vườn trồng cây ăn quả mà người trồng vườn trồng thành vườn cây ăn quả trong vòng 4 năm, thì đến năm thứ 5, chủ vườn và người trồng vườn chia đều nhau2 chủ vườn được chọn trước phần của mình.

 Điều 63: Nếu đó là đất hoang, thì người này phải sửa sang lại đất rồi trả lại cho chủ ruộng và phải đền thóc cho chủ ruộng cứ mỗi năm mỗi bua là 10 guru.

  

 Điều 64: Nếu dân tự do đem giao cho người trồng vườn trồng cây cha là thì người trồng vườn phải nộp 2/3 số thu hoạch trong vườn mà mình quản lí cho chủ vườn, còn mình được 1/3.

 Điều 66: Nếu dân tự do vay tiền của tamca, tamca đến đòi nợ, mà người này không có gì để trả do đó đem vườn quả mình đã trồng cho tamca và nói với tamca rằng “ Xin ông lấy số chà là ở trong vườn chỉ do chủ vườn thu hoạch, và theo quy định trong giấy giao kèo, trả bạc vốn và lãi cho tamca, số chà là trong vườn còn lại vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ vườn.

 Điều 89: Nếu tamca cho vay thóc hoặc bạc lấy lãi, thì mỗi guru ( có thể thấy lại 100 ca1 thóc. Nếu cho vay bạc trắng thì mỗi xikhơ2 bạc có thể lấy lại 1/6 và 6 sêun2.

 Điều 90: Nếu dân tự do mắc nợ có lãi, nhưng không có bạc trắng để trả nợ mà chỉ có thóc, thì theo quy định của vua, tamca chỉ được tính mỗi guru là 100 ca, và lấy thóc để trả lãi.

 Điều 91: Nếu tamca không tuân theo quy định là thóc thì mỗi guru lấy lại 100 ca, bạc trắng thì mỗi xikhơ lấy lại 1/6 xikhơ và 6 sêun mà tăng thêm lợi tức thì người này bị mất vật đã cho vay.

 Điều 101: Nếu không thu được lợi ở nơi đến thì samenlum3 phải trả lại gấp bội cho tamca số bạc đã nhận.

 Điều 102: Nếu tamca cho samelum vay bạc mà không lấy lãi mà samenlum bị thiệt hại ở nơi đến ( buôn bán), thì người này phải trả lại toàn bộ số vốn cho tamca.

 Điều 103: Nếu giữa đường bị giặc cướp mất tất cả các thứ đang chuyển đi thì samenlum phải thề trước thần, và được miễn không phải bồi thường.

 Điều 104: Nếu tamca giao cho samenlum bán thóc, lông cừu, dầu, hoặc bất cứ thứ gì khác, thì samenlum phải kết toán số bạc đã trao lại cho tamca. Samenlum lấy chứng từ có đóng dấu về số bạc mà mình giao cho tamca.

 Điều 105: Nếu samenlum quên lấy chứng từ có đóng dấu về số bạc mình đã nộp cho tamca, thì số bạc không có chứng từ có đóng dấu đó không được tính nợ.

 Điều 106: Nếu sau khi samenlum đã nhận bạc ở tamca rồi mà trước mặt tamca kiên quyết không thừa nhận, thì tamca phải chứng thực việc samenlum đã nhận bạc trước thần và người làm chứng còn samenlum thì phải trả lại gấp 3 số bạc mà mình đã nhận của tamca.

 Điều 107: Nếu tamca gửi cho samenlum vật gì và samenlum đã trả lại cho tamca tất cả những thứ mà tamca giao cho mình nhưng tamca không thừa nhận là đã lấy lại những vật mà samelum trả lại, thì người samelum này phải vạch mặt tamca trước thần, và người làm chứng, còn tamca thì vì việc đôi có với samenlum mà phải trả lại gấp 6 lần tất cả các thứ mà mình đã láy lại.

 Điều 108: Nếu mụ hàng rươu không chịu lấy thóc khi bán rượi xikêra1 mà lại dùng cân giả để lấy bạc và số lượng rượu xikêra quy định lại thấp hơn số lượng thóc quy định thì mụ hàng rượu đó bị tố giác và bị ném vào lửa.

  

 Điều 109: Nếu tụ tập ở nhà mụ hàng rượu, mà mụ hàng rượu không báo để bắt những người tù đó giải đến cung đình thì mụ hàng rượu đó bị xử tử.

 Điều 110: Nếu vợ thần hoặc chị của thần 2 không ở trong nhà tù, mà lại mở quán rượu hoặc vào quán rượu công thì người phụ nữ tự do đó sẽ bị thiêu chết.

 Điều 111: Nếu mua hàng rượu bán chịu 60 ca rượu, đến mùa thu hoạch sẽ được lấy 60 ca thóc.

 Điều 112: Nếu dân tự do trên đườn đi nhờ một dân tự do khác chuyên chở giúp bạc vàng đá quý hoặc những của cải (khác) của mình, mà người dân tự do này không đưa những vật được gửi đến nơi đến chốn, mà chiếm hữu các thứ đó, thì người gửi của phải tố cáo tội không giao lại những vật đã gửi của người kia. Người dân tự do đó phải bồi thường gấp 5 lần toàn bộ số của cải đã giao cho mình.

 Điều 113: Nếu người dân tự do cho một người dân tự do khác vay thóc hoặc bạc, không báo cho người chủ có thóc tự tiện đến lấy thóc ở trong kho hoặc trên sân thóc, thì người dân tự do đó sẽ bị tố cáo về việc không báo cho chủ có thóc mà tự tiện lấy thóc ở trong kho hoặc trên sân. Người đó phải trả lại toàn bộ số thóc và mất toàn bộ (số nợ).

 Điều 114: Nếu dân tự do không phải là chủ nợ về thóc hoặc bạc của một dân tự do khác mà giữ con tin của người kia thì người này phải bồi thường cứ mỗi người là con tin là 1/3 mina bạc.

 Điều 115: Nếu dân tự do là chủ nợ của một người dân tự do khác, và giữ con tin của người này, mà người làm con tin vì số mệnh mà chết ở nhà người giữ mình làm con tin, thì việc đó không thể làm căn cứ để tố cáo.

 Điều 116: Nếu người làm con tin bị đánh đập hoặc ngược đãi mà chết ở nhà người giữ mình làm con tin, thì người chủ của con tin đó được tố cáo tội của tamca. Nếu (người làm con tin) là con trai của dân tự do, thì phải giết con trai của người đó, nếu là nô lệ của dân tự do thì người đó phải đền 1/3 mina bạc, và bị mất toàn bộ (số nợ).

 Điều 117: Nếu dăn tự do vì mắc nợ phải bán vợ, con trai hoặc con gái, hoặc làm nô lệ vì nợ thì họ phải phục dịch ở nhà người mua hoặc người chủ nợ 3 năm, đến năm thứ 4 họ được trả lại tự do.

 Điều 118: Nếu người này gán nam nô lệ hoặc nữ nô lệ vì nợ, thì tam ca có thể tiếp tục chuyển nhượng, có thể bản không được kiện cáo đòi trả nợ.

 Điều 119: Nếu dân tự do mắc nợ, đem bán nữ nô lệ đã từng đẻ con cái, thì người chủ của người nữ nô lệ có thể trả bạc cho tamca để chuộc lại những người nô lệ của mình.

 Điều 121: Dân tự do gửi thóc ở nhà dân tự do, thì mỗi năm cứ mỗi guru thóc phải nộp 5 ca thuế kho.

 Điều 122: Dân tự do đem bạc, vàng hoặc bất cứ thứ gì nhờ một người dân tự do khác cất giữ thì phải có người làm chứng, chứng nhận những vật mà người ấy gửi và làm giấy giao kèo, xong thì có thể nhờ cất giữ.

  

 Điều 127: Nếu dân tự do xỉ vả chị của thần hoặc vợ của dân tự do mà không chứng minh được tội lõi thì người dặnt này phải đưa đến quan toà và cạo tóc mai của y.

 Điều 128: Nếu dân tự do cưới vợ mà không làm giấy tờ thì người phụ nữ đó không phải là vợ của y.

 Điều 129: Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắt, thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông. Nếu người chủ của người vợ cho vợ mình được sống thì vua cũng bảo toàn tính mạng cho người nô lệ1 của mình.

 Điều 130: Nếu dân tự do hiếp dâm vợ của dân tự do (còn ở nhà cha mẹ chưa hề tiếp xúc với chồng) mà bị bắt, thì người tự do đó bị xử tử, người phụ nữ này được miễn truy tội.

 Điều 133: Nếu dân tự do bị bắt làm tù binh, mà trong nhà y có các tư liệu sinh sống, thì vợ y phải ………. và giữ lấy tài sản của mình, không được đến nhà người khác. Nếu người đàn bà này không giữ lấy lại tài sản của mình mà đến ở nhà người khác, thì sẽ bị tố cáo, và bị ném xuống nước.

 Điều 134: Nếu dân tự do bị bắt làm tù binh, mà nhà y không có tư liệu sinh sống, do đó vợ y đến ở nhà người khác và có sinh con cái, mà sau chồng thị trở về tìm lại vợ của mình, thì người đàn bà này phải trở về nơi chồng trước, con cái thì thuộc về cha nó.

 Điều 137: Nếu người dân tự do muốn bỏ vợ người vợ lẽ đã từng đẻ con trai cho y, hoặc người đàn bà đã không sinh đẻ đã làm cho y có con trai thì phải trả lại của hồi môn của người đàn bà đó và phải cho thị một phần ruộng vườn và tài sản, để thị có thể nuôi nấng con cái. Đến khi thị đã nuôi nấng con cái thành người thi phải chia cho thị một phần tài sản bằng phần của một kẻ kế thừa trong toàn bộ tài sản chia cho con cái, và sau đó thị được đi lấy người chồng mà mình yêu.

 Điều 138: Nếu dân tự do muốn bỏ vợ chưa sinh con cái thì phải cho thị một số bạc tương đương với lễ hỏi và phải trả lại những của hồi môn mà thị mang từ nhà cha mẹ về, sau đó có thể bỏ.

 Điều 141: Nếu vợ dân tự do sống ở nhà dân tự do mà để lòng ở nơi khác, ăn tiêu lãng phí, làm khuynh gia tài sản, chồng chịu tiếng xấu thì thị bị tố cáo. Nếu chồng thị quyết định bỏ thị thì có thể bỏ. Khi thị đi nơi khác, chồng lại phải cho thị li dị phí. Nếu chồng thị quyết định không bỏ thị, thì có thể lấy một người đàn bà khác, còn người đàn bà này phải ở lại nhà chồng làm nữ nô lệ.

 Điều 142: Nếu vợ ghét chồng và nói với chồng rằng: “Anh không được chiếm hữu tôi” thì phải tìm người hàng xóm của họ để điều tra việc này. Nếu như thị trinh tiết không có tội lỗi mà chồng thị thường đi ra ngoài và còn làm tội là tình thị, thì người đàn bà đó không có tội, thị được lấy của hồi môn của mình trở về nhà cha mẹ.

 Điều 143: Nếu thị không trinh tiết thường đi nơi khác làm cho gia đình phá sản, chồng bị tiếng xấu thì người đàn bà này phải ném xuống sông.

  

 Điều 144: Nếu dân tự do lấy một người đàn bà không sinh đẻ, người đàn bà không sinh đẻ này cho chồng một người nô lệ do đó sinh được con cái, mà người dân tự do này còn muốn lấy vợ bé thì không cho phép người dân tự do đó được lấy vợ bé.

 Điều 148: Nếu dân tự do lấy vợ, người vợ bị hủi, mà người này muốn lấy một người khác, thì y có thể lấy người khác, nhưng không được bỏ người vợ bị bệnh hủi, người vợ đó được ở trong nhà y, y phải nuôi nấng người vợ đó suốt đời.

 Điều 149: Nếu người đàn bà đó không muốn sống ở nhà chồng mình, thì y phải trả lại của hồi môn mà thị mang từ nhà cha mẹ về cho thị, thị có thể bỏ đi.

 Điều 150: Nếu dân tự do tặng cho vợ mình ruộng vườn nhà cửa hoặc các tài sản khác và có cho thị văn khế có đóng dấu thì sau khi chồng chết, con cái của thị không được đi kiện thị hoặc xin thị bất cứ điều gì. Người mẹ được đem các tài sản cho đứa con mình thương nhất sau khi mình chết, duy chỉ không được đem những tài sản đó tặng anh em mình.

 Điều 153: Nếu vợ vì người đàn ông khác mà giết chồng thị bị xử tội ngồi bàn chông

 Điều 155: Nếu dân tự do cưới vợ cho con trai và con trai mình đã quan hệ với người ấy, sau đó y lại gian dâm với người thị mà bị phát giác, thì phải trói người dân tự do đó ném xuống nước.

 Điều 162: Nếu dân tự do lấy vợ, người vợ đã sinh con cái cho y, mà về sau người đàn bà đó chết, thì bố thí không được đòi lại của hồi môn chỉ thuộc về con cái.

 Điều 163: Nếu dân tự do lấy vợ, người vợ chưa sinh con cái cho y mà về sau người đàn bà này chết, nếu bố vợ lại lễ hỏi của người tự do này thì người chồng của người đàn bà đó không được đòi của hồi môn của người đàn bà đó, của hồi môn của thị chỉ thuộc về gia đình bố thị.

 Điều 164: Nếu bố vợ không trả lại lễ hỏi, thì y được khấu trừ lễ hỏi trong số của hồi môn của người đàn bà này, và đem của hồi môn trả lại cho gia đình vợ.

 Điều 165: Nếu dân tự do tặng ruộng vườn nhà cửa cho kẻ kế thừa mà mình yêu thích và cho người này giấy tờ có đóng dấu hẳn hoi thì sau khi người cha chết, khi anh em chia tài sản, người con trai này đựơc nhận những tặng phẩm của người cha, ngoài ra các anh em vẫn chia đều tài sản của cha.

 Điều 166: Nếu dân tự do đã lấy vợ cho các con trai mà chưa cưới vợ cho con trai út thì sau khi người cha chết, khi anh em chia tài sản, thì trong gia sản của người cha, ngoài phần mà người út chưa lấy vợ chồng đựơc hưởng, còn cho một số bạc về tiền lễ hỏi để người này lấy vợ.

 Điều 167: Nếu dân tự do lấy vợ đã sinh con cái cho y, mà về sau người đàn bà này chết, sau khi vợ chết y lại lây vợ, người vợ này lại sinh con cái, thì sau khi người cha chết, các con không được căn cứ theo mẹ để chia tài sản. Những người con này được lấy của hồi môn của mẹ mình và chia đều tài sản của người cha.

 Điều 169: Nếu người con phạm tội lớn đủ để bị tước đoạt quyền kế thừa của mình, thì quan toà có thể rộng lượng tha thứ cho người con này phạm tội lần đầu, nếu người con này lại phạm tội lớn lần nữa, thì người cha được tước đoạt quyền kế thừa của người con này.

 Điều 170: Nếu người vợ chính thức của dân tự do sinh con cái cho y, nữ nô lệ của y cũng sinh con cái cho y, và khi người cha đang sống nói những đứa con do nữ nô lệ sinh ra là: “con của tôi” coi những đưa con đó ngang hàng với những đưa con của người vợ chính thức thì sau khi người cha chết, những đứa con của người vợ chính thức và những đứa con của người nữ nô lệ phải cùng nhau chia đều gia tài của cha. Khi chia tài sản, con của người vợ chính thức được ưu tiên chọn phần của mình.

 Điều 172: Nếu người chồng không cấp cho thị tiền nuôi thân của người vợ goá thì phải trả lại của hồi môn của thị và một phần trong số tài sản của chồng thị bằng phần của một kẻ kế thừa. Nếu con cái của thị đối với thị không tốt muốn đuổi thị ra khỏi nhà, thì quan toà phải điều tra việc đó và xử phạt những đứa con của thị. Người đàn bà này không nên rời khỏi nhà chồng mình. Nếu người đàn bà này muốn đi, thì thị phải để lại cho con cái số tiền nuôi thân của người vợ goá mà chồng thị đã cấp cho.

 Điều 175: Nếu nô lệ của cung đình hoặc nô lệ của muxkênu lấy con gái của dân tự do, người con gái này có sinh con cái thì chủ của người nô lệ không đựơc bắt con cái do người con gái của dân tự do sinh ra làm nô lệ.

 Điều 177: Nếu bà goá có con còn nhỏ tuổi, nếu muốn vào nhà người khác mà không bảo với quan toà thì không được đi. Khi thị vào nhà người khác, quan toà phải điều tra tình hình gia đình người chồng trước kia của thị, và phải gửi tài sản của người chồng trước cảu thị cho người chồng sau của thị, và phải bắt họ làm giấy. Họ phải giữ gìn nhà cửa của cải, nuôi nấng những đứa con còn bé, và không được bán đồ dùng trong nhà. Kẻ nào mua đồ dùng trong nhà của con cái, của bà goá thì phải chịu mất số bạc của mình, tài sản phải trả lại cho chủ của nó (tức những đứa bé con bà goá).

 Điều 179: Người cha đem của hồi môn cho thị thần, bảo vệ thần hoặc kỹ nữ của thần, và có làm giấy có đóng dấu, trong giấy viết cho bà ta có ghi rõ bà ta sẽ được dùng của cải còn lại sau khi chết, tự ý muốn cho ai thì cho phép bà ta được tự do chi phối thì sau khi người cha chết, bà ta được đem những vật còn lại sau khi bà ta chết tự ý muốn cho ai thì cho, anh em của bà ta không đựơc vì vậy mà đi kiện bà ta.

 Điều 180: Người con gái làm kĩ nữ của thần hoặc thị thần trong các tư, nếu cha không cho bà ta của hồi môn thì sau khi người cha chết, bà ta được nhận một phần bằng phần của một kẻ kế thừa trong gia sản của người cha, và được hưởng những thứ đó, cho đến suốt đời. Của cải còn lại sau khi bà ta chết thì thuộc về anh em của bà ta.

 Điều 182: Con gái làm thị thần Mácđúc của Babilon, nếu cha không cho của hồi môn, không cho giấy có đóng dấu thì sau khi người cha chết, bà ta được căn cứ theo tiêu chuẩn của anh em, nhận 1/3 phần của kẻ kế thừa trong gia sản của người cha, bà ta không có nghĩa vụ gì, thị của thần Mácđúc được tự ý đem cho những của cải đó bà ta để lại sau khi chết.

 Điều 183: Nếu người cha đem của hồi môn của con gái do người vợ bé sinh ra, và kén chồng cho thị, làm giấy có đóng dấu, thì sau khi người cha chết, thị không được nhận phần của mình trong gia sản của người cha.

 Điều 196: Nếu dân tự do làm hỏng mắt của con của bất cứ người dân tự do nào, thì phải làm hỏng mắt của y.

 Điều 197: Nếu y làm gãy xương của dân tự do, thì phải làm gãy xương của y.

 Điều 198: Nếu y làm hỏng mắt của muxkênu hoặc gãy xương của muxkênu thì phải bồi thường một mina bạc.

 Điều 199: Nếu y làm hỏng mắt nô lệ của dân tự do, hoặc làm gãy xương của nô lệ dặnt do, thì phải bồi thường ½ giá mua cảu người nô lệ đó.

 Điều 200: Nếu dân tự do đánh gảy răng của người dân tự do ngang hàng với mình, thì phải đảnh gãy răng của y.

 Điều 201: Nếu dân tự do đánh gãy răng của muxkênu, thì phải đền 1/3 mina bạc.

 Điều 202: Nếu dân tự do tát vào má người có địa vị tương đối cao, thì phải đánh y 60 roi da bò trong cuộc họp.

 Điều 203: Nếu con cảu dân tự do đánh con của dân tự do ngang hàng với mình thì phải bồi thường 1 mina bạc.

 Điều 204: Nếu muxkênu tát vào má muxkênu, thì phải bồi thưòng 10 xikhơ bạc

 Điều 205: Nếu nô lệ của dân tự do tát vào má của con của dân tự do thì phải cắt một tay của nó.

 Điều 212: Nếu người phụ nữ này chết thì y phải bồi thường ½ mina bạc.

 Điều 213: Nếu y đánh nữ nô lệ của dân tự do, đến nỗi làm cho người nữ nô lệ đó bị xẩy thai thì y phải bồi thường 2 xikhơ bạc.

 Điều 214: Nếu người nữ nô lệ đó chết, thì y phải bồi thường 1/3 mina bạc.

 Điều 215: Nếu thầy thuốc dùng dao đồng thau mổ một trường hợp khó khăn cho dân tự do và chữa cho người đó lành bệnh, hoặc dùng dao đồng thau cắt lọc mắt (?) cho dân tự do và chữa cho người này lành mắt, thì người thầy thuốc đó được 1 xikhơ bạc.

 Điều 216: Nếu ( người bệnh là muxkênu, thì người thầy thuốc 5 xikhơ bạc.

 Điều 217: Nếu (người bệnh) là nô lệ của dân tự do thì chủ người nô lệ phải đưa cho thầy thuốc 2 xikhơ bạc.

 Điều 218: Nếu thầy thuốc dùng dao đồng thay mổ một trường hợp rất khó khăn cho dân tự do làm người dân tự do đó chết, hoặc dùng dao đồng thau cắt lọc ở mắt (?) cho dân tự do và làm hỏng mắt của dân tự do, thì người thầy thuốc đó bị chặt ngón tay.

 Điều 221: Nếu thầy thuốc nối xương bị gãy cho dân tự do hoặc chữa lành chỗ sưng (?) thì người bệnh phải đưa cho thầy thuốc 5 xikhơ bạc.

 Điều 222: Nếu (người bệnh) là con của muxkênu thì y phải trả 5 xikhơ bạc.

  

 Điều 223: Nếu (người bệnh) là nô lệ của dân tự do, thì chủ của người nô lệ phải trả cho thầy thuốc 2 xikhơ bạc.

 Điều 226: Nếu người thợ cắt tóc chưa báo với người chủ của nô lệ mà cạo mất dấu hiệu nô lệ của người nô lệ khôngphải của mình, thì người thợ cắt tóc đó bị chặt ngón tay.

 Đây là pháp luật do vua Hammurabi bách thắng đặt ra đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ.

 Trẫm Hammurabi đức vua vô địch, trẫm chưa hề khinh miệt dân đen mà thần Enlin đã ban cho, và trách nhiệm chăn dắt dân đến mà thần Mácđúc giao phó cho thì trẫm cũng chưa hề lơi là, trẫm đã lo tìm kiếm đất cư trú an toàn cho dân đen giải quyết những khó khăn to lớn, chiếu dọi ánh sáng của họ.

 Trẫm, với vũ khí mạnh mẽ do thần Sababa và thần Isata ban cho, với trí tuệ do thần Ea ban cho, với uy lực của thần Manđúc ban cho đã đánh đuổi được kẻ thù.

 trên dưới, đình chỉ phân tranh làm cho đất nước được hưởng thái bình, nơi ăn chốn ở của nhân dân được che chở, không có gì phải lo âu sợ hãi.

 Trẫm, nhận mệnh lệnh của cả thần minh vĩ đại mà làm cho kẻ chăn dắt nhân từ, trên cái hốt của mình thẳng thắn đề rằng “ân đức của trẫm, bao trùm lấy thành trì của trẫm, trẫm che chở người Xume và người Accát trong lòng trẫm, nhờ sự giúp đỡ của nữ thần bảo hộ của trẫm và anh em của ngài, trẫm được hoà bình ngự trị mọi người trên thế gian và dùng trí tuệ của mình để che chở họ.

 Để cho người mạnh không hà hiếp kẻ yếu, để cho những người cô quả có chỗ nương tựa ở thành Babilon, nơi mà vị thủ lĩnh của nó được thần Anu và thần Enlin khen ngợi, ở đền Exajin mà nền móng của nó lâu bền cùng với trời đất, để cho toà án trong nước tiện việc xét xử, để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định, để cho những kẻ bị thiệt thòi được trình bày chính nghĩa, trẫm khắc những lời vàng ngọc của trẫm lên cột đá của trẫm trước bức tượng của trẫm cũng tức là bức tượng của một vị vua công bằng.

 Trẫm vị vua ngự trị trên các vua, lời nói của trẫm siêu quần xuất chúng, uy lực của trẫm không ai có thể địch nổi. Theo mệnh lệnh của vị quan toà vĩ đại của trời đất Samát chính nghĩa của trẫm tất nhiên có thể chiếu rọi khắp thế gian, tuân theo ý chí của chúa Mácđúc của trẫm, chế độ do trẫm đặt ra tất không ai có thể thay đổi đựơc. Trong đền Exajin mà trẫm ưa thích, tên tuổi của trẫm tất cả sẽ vĩnh viễn được tưởng nhớ.

 Nếu có được dân tự do nào đi kiện mà bị thiệt thòi thì đến trước bức tượng của trẫm tức là đến trước bức tượng của vị vua công bằng đọc cái cột đá mà trẫm khắc chữ, lắng nghe những lời vàng ngọc của trẫm, để cáicột đá của trẫm làm rõ vụ án cho người đó để người đó đựơc xét xử một cách công bằng, để cho lòng được nhẹ nhõm mà lớn tiêntgs (?) nói rằng: “ Vị chúa Hammurabi của mình quả là vị cha hiền của loài người, ngài đã tuân theo lời của chúa Mácđúc của ngài, đã vì thần Mácđúc đánh Nam dẹp Bắc (?) và thu đựơc thắng lợi. Vui lòng đức chúa Mácđúc của ngài vĩnh viễn đem lại hạnh phúc cho mọi người và sự công bằng để thống trị đất nước. Để người thành tâm cầu phúc cho trẫm trước chúa Mácđúc, nữ chúa Xaxpanít và các thần bảo hộ.

 Từ nay cho đến ngàn vạn đời sau, các vua trong nước phải tuân theo những lời chính nghĩa của trẫm đã khắc trên cột đá của trẫm, không được thay đổi việc xét xử tư pháp do trẫm đã quyết định và việc thẩm tra tư pháp do trẫm đã xác lập, không được phá hoại những chế độ do trẫm đặt ra.

 Nguyện thần trời đất vĩ đại, tất cả Anunác, thần bảo hộ các đền miếu hãy cùng nhau dùng những lời trù đáng sợ để nguyền rủa bản thân người đó, nguyền rủa co cháu của người đó, nguyên nhân và quân đội của người đó.

 Nguyện thần Enlin hãy dùng lời vàng ngọc của mình lớn tiếng nguyền rủa người đó, và tức khắc làm cho sự nguyền rủa của ngài giáng lên người đó.

 Link: http://tailieutonghop.com/free/bo-luat-hammurabi-va-luat-12-bang_f176-10718.html

  

  

  

  

  

  

 Tag: Nội dung bộ luật hammurabi tiếng việt