Quy tắc hành nghề luật sư – Tản mạn về hành nghề luật sư

 Có nhiều cách để cải thiện kỹ năng hành nghề luật của bạn. Chúng bao gồm tham gia giáo dục pháp luật liên tục, tham gia một khóa học luật ở trường và đọc sách.

 Tuy nhiên, không có gì thay thế được kinh nghiệm. Cách tốt nhất để học những kỹ năng này là thực hiện chúng, để bạn có thể có hiểu biết thực tế nhất về những gì cần thiết để trở thành một luật sư thành công.

 Chứng chỉ hành nghề luật sư tiếng anh là gì

 Practising Certificate for Lawyers

Quy tắc hành nghề luật sư

 Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư

 Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

 Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

 Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư

 3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.

 3.2. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.

 Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng

 4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hp với nghề nghiệp của luật sư.

 4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.

 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có thể xem thêm tại quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM :

 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-201-QD-HDLSTQ-2019-Bo-Quy-tac-Dao-duc-va-Ung-xu-nghe-nghiep-luat-su-Viet-Nam-431221.aspx

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

 Hồ sơ chuẩn bị:

  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ
  • Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành
  • Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật
  • Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
  • Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2a của Nghị định số 137/2018/NĐ-CP).

 Trình tự thực hiện

  • Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
  • Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
  • Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

  

 Ảnh

 3×4

  

  

  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

 TP-LS-01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 Kính gửi: Bộ Tư pháp

 Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………. Nam/Nữ……………

 Ngày sinh: ……………./…………./…………………. Quốc tịch: …………………………………………

 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………….

 Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………………….

 Điện thoại: ……………………………………………… Email: ……………………………………………..

 Chứng minh nhân dân số: ……………………………………………………………………………………

 Ngày cấp: ……../……../…………………… Nơi cấp:……………………………………………………….

 Đã đạt kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư kỳ …………………. năm ……………….

 Được miễn tập sự hành nghề luật sư (ghi rõ lý do):………………………………………………..

 Quá trình hoạt động của bản thân (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):

 ……………………………………………………………………………………………………………………..

 …………………………………………………………………………………………………………………………

 ………………………………………………………………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………………………………………………………….

 Khen thưởng, kỷ luật (từ khi tốt nghiệp đại học đối với người phải qua đào tạo nghề luật sư, trong quá trình công tác tại các cơ quan đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư):

 ……………………………………………………………………………………………………………………..

 ……………………………………………………………………………………………………………………….

 ……………………………………………………………………………………………………………………….

 ..……………………………………………………………………………………………………………………..

 Tôi đề nghị được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề luật sư, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của luật sư do pháp luật quy định.

  

  

 Tỉnh (thành phố), ngày      tháng      năm
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Quy định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

 Điều 18 Luật Luật sư quy định về Thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư như sau:

 1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư:

 a) Không còn đủ tiêu chuẩn Luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;

 b) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

 c) Không còn thường trú tại Việt Nam;

 d) Không gia nhập một Đoàn Luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư;

 đ) Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề Luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn Luật sư;

 e) Thôi hành nghề Luật sư theo nguyện vọng;

 g) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách Luật sư của Đoàn Luật sư;

 h) Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề Luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

 i) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

 k) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư. Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư thì thông báo cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam để thu hồi Thẻ Luật sư.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: 2020 phạm lâu so sánh 2019 phân biệt thuvienphapluat thi hết cáo phép gian quản nay tiểu luận bài 2011 suy nghĩ 27