Quy chế pháp lý là gì

 Quy chế pháp lý là gì

 Quy chế pháp lý là những văn bản chứa quy phạm pháp luật học kỳ phạm xã hội được ban hành với những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo những trình tự, thủ tục nhất định và sẽ có hiệu lực đối với những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh quy chế.

 Một số quy chế pháp lý thông thường được quan tâm.

 Quy chế pháp lý về khách du lịch

 1. Các loại khách du lịch

 – Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

 – Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

 – Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

 – Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

 2. Quyền của khách du lịch

 – Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.

 – Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.

 – Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 – Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.

 – Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

 – Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

 – Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

 – Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 3. Nghĩa vụ của khách du lịch

 – Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.

 – Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.

 – Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

 – Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

 Quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

 Công ước Luật Biển 1982 quy định, trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền (Điều 56):

 – Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

 – Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:

 + Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;

 + Nghiên cứu khoa học về biển;

 + Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

 Các quốc gia khác có các quyền (Điều 58):

 – Tự do hàng hải, hàng không;

 – Lắp đặt dây cáp ngầm và ống dẫn ngầm;

 – Sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.

 Đối với Việt Nam, trong Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam nêu rõ:

 Vùng đặc quyền về kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

 Nước CHXHCN Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền về kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có thẩm quyền về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam.

 Quy chế pháp lý của lãnh hải

 Theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, lãnh hải (Mục 2, Điều 3) là vùng biển liền kề với vùng nước nội thủy, có chiều rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển. 

 Lãnh hải có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Nghĩa là, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải, được hiểu là vùng trời, vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tuy nhiên, chủ quyền dành cho quốc gia ven biển đối với lãnh hải không phải là tuyệt đối, vì tầu thuyền các nước khác được phép “Đi qua không gây hại” trong lãnh hải. Đây là vấn đề mang tính tập quán và được các quốc gia thừa nhận cho việc giao thương, phát triển hàng hải, du lịch…, vì lợi ích của cộng đồng quốc tế nói chung, quốc gia ven biển nói riêng. Việc “Đi qua không gây hại” là không được gây tổn hại đến hòa bình, an ninh trật tự hoặc những lợi ích chính đáng khác của quốc gia ven biển và phải tuân theo quy định chi tiết trong Mục 3, Điều 19 của Công ước. Các quốc gia ven biển có quyền ấn định, phù hợp với Công ước Luật Biển 1982 các tuyến đường hàng hải, quy định việc phân chia luồng giao thông trên biển dành cho tầu nước ngoài khi đi qua lãnh hải nước mình. Trường hợp có sự vi phạm, quốc gia ven biển có quyền tạm thời đình chỉ việc “Đi qua không gây hại”, nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia của mình.

 Quy chế pháp lý của công ty cổ phần

 – Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

 + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

 + Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

 + Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

 + Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

 – Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 – Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

 (Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)

 Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

  • Quyền từ do lựa chọn chế độ chính trị , kinh tế, văn hóa- xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển của đất nước, thực hiện những cảu cách kinh tế xã hội phù hợp với các đặc điểm quốc gia. Các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn này.
  • Quyền tự quyết định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.
  • Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ nước mình.
  • Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia có quy định khác).
  • Quyền của quốc gia áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các pháp nhân, người nước ngoài, kể cả các trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường.
  • Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.

 Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ công chức

 Cán bộ, công chức khác về cơ bản so với các đối tượng lao động khác trong xã hội ở chỗ họ phải thực hiện những công vụ, nhiệm vụ nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

 Công vụ, nhiệm vụ là những hoạt động mang tính nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân.

 Cần phân biệt công vụ với nhiệm vụ: Công vụ là hoạt động nhà nước có tính chất thường xuyên, liên tục; hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp tiến hành. Nhiệm vụ là những công việc nhà nước phải làm vì một mục đích nhất định trong một khoảng thời gian xác định.

 Để đảm bảo cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt công vụ, nhiệm vụ được giao, công chức phải quán triệt những nguyên tắc chủ yếu lớp bao gôm:

 1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

 2) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

 3) Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.

 4) Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.

 5) Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

 Bầu cử thường được áp dụng trong trường hợp nhà nước cần trao cho công dân đảm nhiệm một chức vụ nhất định trong một thời gian nhất định (theo nhiệm kỳ).

 Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản pháp luật khác. Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thực hiện theo điều lệ của các tổ chức đó.

 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khi thôi giữ chức vụ được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành, nghề chuyên môn của mình và được đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

 Tuyển dụng được thực hiện trong trường hợp nhà nước trao cho công dân một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

 Việc tuyển dụng cán bộ, công chức do cơ quan tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

 Việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân.

 Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Quy chế pháp lý điều chỉnh đối với những người là viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc thì áp dụng Luật Viên chức năm 2010.

 Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (gọi chung là công chức) là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.