Tìm hiểu luật của các thể thơ

 Luật thơ lục bát

 Thơ lục bát là thể thơ dân tộc của Việt Nam. Đây là thể thơ dân gian gồm nhiều cặp câu thơ kết lại tạo nên một bài thơ hoàn chỉnh. Thông thường thể thơ này có câu đầu là 6 chữ và câu sau là 8 chữ. Cứ như vậy nói tiếp nhau cho đến hết bài.

 Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt

 Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.

 Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.

 Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.

 Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như “công thức” căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.

 1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG – 3 VẦN (không đối)

 BẢNG LUẬT:

 T – T – B – B – T – T – B (vần) 

 B – B – T – T – T – B – B (vần) 

 B – B – T – T – B – B – T

 T – T – B – B – T – T – B (vần) 

 Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. 

 Bài thơ thí dụ để minh họa: 

 Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ 

 Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ 

 Xuân về nũng nịu đòi mua pháo 

 Để đón giao thừa thỏa ước mơ 

 Hoàng Thứ Lang

  2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG – 3 VẦN (không đối) 

 BẢNG LUẬT: 

 B – B – T – T – T – B – B (vần) 

 T – T – B – B – T – T – B (vần) 

 T – T – B – B – B – T – T 

 B – B – T – T – T – B – B (vần) 

 Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. 

 Bài thơ thí dụ để minh họa: 

 Đôi mình cách biển lại ngăn sông 

 Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng 

 Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm 

 Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông 

 Hoàng Thứ Lang 

 Luật thơ 7 chữ

 Thơ bảy chữ là thể thơ ra đời khá sớm trong lịch sử thơ ca của dân tộc. Thơ bảy chữ gồm tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ),bát củ (tám câu bảy chữ) và không hạn định số câu (bảy chữ tự do).

 Gọi là thơ bảy chữ (thất ngôn) vì đặc điểm chính của câu thơ là mỗi câu có bảy tiếng. Bài thơ bảy chữ ngắn nhất cũng phải là bốn câu : thất ngôn tứ tuyệt (như nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương), thơ bảy chữ tự do không hạn định số câu.

 Luật thơ đường

 Thơ Cổ phong hay Cổ thể là thơ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Thơ Cổ phong khác với thơ Đường Luật ở một điểm chính là chỉ cần vần chứ không phải tuân thủ theo luật bằng trắc và các quy định khác của thơ Đường Luật.

 Luật thơ song thất lục bát

 Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ. Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.

 3         5      7

 trắc/bằng bằng trắc

 3         5     7

 bằng    trắc  bằng

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: soạn tiết haiku