Tư pháp quốc tế là gì – Vai trò của tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế là gì

 Tư pháp quốc tế được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài.

 Các yếu tố nước ngoài của một quan hệ:

  • Chủ thể: Cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài người Việt Nam định cư tại nước ngoài
  • Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài
  • Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ xảy ra ở nước ngoài

 Nguồn của tư pháp quốc tế (TPQT) là các hình thức chứa đựng và thể hiện quy phạm của tư pháp quốc tế.

 Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế.

Vai trò của tư pháp quốc tế

 Vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn của Tư pháp quốc tế là các điều ước quốc tế, nhưng pháp luật quốc gia vẫn tồn tại như là một “quy luật” tất yếu khách quan, không thể không có pháp luật quốc gia, đây chính là chủ quyền cơ bản của quốc gia được pháp luật quốc tế khẳng định và ghi nhận. Pháp luật quốc gia là cơ sở là nền tảng cho mọi quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

 Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự bao gồm: kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự

So sánh công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế

 Giống nhau:

  • Đối tượng điều chỉnh: Các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế.
  • Nguồn: Đều có nguồn là các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
  • Những nguyên tắc cơ bản: Đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung.
  • Phương pháp: bình đẳng thỏa thuận thúc đẩy phát triển quan hệ đó.

 Khác nhau:

Tiêu chí Tư pháp quốc tế Công pháp quốc tế
Đối tượng điều chỉnh Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chính trị pháp lý.
Chủ thể Chủ thể chủ yếu là cá nhân và pháp nhân. Chủ thể chủ yếu là các quốc gia.
Phương pháp điều chỉnh Có cả phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián tiếp. Không sử dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp.
Các biện pháp chế tài Sử dụng các biện pháp chế tài của lĩnh vực pháp luật dân sự. Bộ máy cưỡng chế Nhà nước. Các biện pháp chế tài như bao vây, cấm vận, trả đũa…Các chủ thể tự cưỡng chế.
Nguồn Nguồn luật chủ yếu là luật của các quốc gia. Nguồn luật chủ yếu là nguồn quốc tế.
Tính chất Tài sản, mang tính quyền lực NN Yếu tố chính trị
Nguyên tắc 7 nguyên tăc cơ bản+các nguyên tắc chuyên biệt 7 nguyên tắc cơ bản
Cơ sở hình thành Nhà nước quyết định Tất cả các chủ thể của luật quốc tế xây dựng nên.

Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế

 Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế nhất định mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau.

 Ví dụ về xung đột pháp luật: Cặp đôi đăng ký kết hôn bên nam là người Việt Nam trên 20 tuổi, nữ người Anh 16 tuổi, thì lúc này với quy định pháp luật của VN thì nữ chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng với pháp luật nước Anh thì đã đủ tuổi

Điều kiện chọn luật trong tư pháp quốc tế

  • Phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong việc thỏa thuận chọn luật (nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận),
  • Chỉ được lựa chọn luật những vấn đề khi mà điều ước quốc tế hoặc pháp luật việt nam cho phép lựa chọn
  • Hậu quả của việc áp dụng luật lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam. (Khoản 1 Điều 670 BLDS 2015).
  • Chỉ được lựa chọn các quy phạm thực chất không được lựa chọn luật có quy phạm xung đột
  • Việc lựa chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật

Giáo trình tư pháp quốc tế

 Giáo trình Tư pháp Quốc tế là một nguồn tài liệu trực tuyến cung cấp một cái nhìn tổng thể về luật tư pháp quốc tế. Nó bao gồm các bài viết về các loại tội phạm khác nhau, các giai đoạn khác nhau trong quá trình và cách theo đuổi công lý quốc tế.

 Nó cũng bao gồm các bài luận của các học giả và nhà thực hành hàng đầu trong lĩnh vực này.

 Link tải: https://www.academia.edu/32096070/Giao_trinh_tu_phap_quoc_te_p

Bài tập tình huống tư pháp quốc tế

 Câu I: Anh (chị) hãy trả lời đúng (sai) và giải thích (ngắn gọn) các nhận định sau:

 1. Yếu tố nước ngoài là đặc trưng cơ bản để phân biệt Tư pháp với các ngành luật khác. (01 điểm)

 2. Quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài, trong mọi trường hợp phải được giải quy ết theo pháp lu ật của quốc gia có tài sản đó. (01 điểm)

 3. Để giải điều chỉnh quan hệ dân sự có y ếu tố nước ngoài, chỉ áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. (01 điểm)

 4. Theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, pháp lu ật nước ngoài đương nhiên được áp dụng khi quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến?.(01 điểm)

 5. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quy ết tất cả các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài. (01 điểm)

 6. Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại sau khi được tòa án quốc gia sở tại công nhận và cho thi hành (01 điểm)

 Câu II: Ngày 30/4/2006, công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng với B ( Mỹ) một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Hàng được giao cho người chuyên chở để chở đến cho người mua chậm nhất vào ngày 30/6/2006 tại cảng X”. Anh (chị) hãy cho biết:

 1. Trong trường hợp các bên chọn tập quán Incoterms 2010 (điều kiện FOB – giao hàng lên tàu) của ICC, điều chỉnh hợp đồng thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo hợp đồng được xác định là thời điểm nào? (2,0 điểm)

 2. Trong trường hợp người bán (B) vi phạm nghĩa vụ thanh toán và người mua (A) khởi kiện tại tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam có th ẩm quyền giải quy ết tranh chấp trên không? pháp luật nước nào được áp dụng? (2,0 điểm)

 NỘI DUNG ĐÁP ÁN

 (Đáp án chỉ nêu ra những ý cơ bản nhất theo yêu cầu câu hỏi đề ra; tùy từng trường hợp cụ th ể, GV chấm thi có thể căn cứ vào cách trả lời và lập luận của thí sinh để cho điểm phù hợp)

 Câu I: Anh (chị) hãy trả lời đúng (sai) và giải thích (ngắn gọn) các nhận định sau:

 1. Yếu tố nước ngoài là đặc trưng cơ bản để phân biệt Tư pháp với các ngành luật khác?

 Sai (0,25 điểm)

 Giải thích (0,75 điểm): Yếu tố nước ngoài là đặc điểm mang tính đặc trưng của TPQT (Điều 758 BLDS) nhằm phân biệt với Luật Dân sự và các ngành luật tư trong nước:

 (i) TPQT và Luật Dân s ự trong nước cùng điều chỉnh quan hệ dân sự nhưng Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự không có y ếu tố nước ngoài tham gia;

 (ii) “Yếu tố quốc tế nước ngoài” trong CPQT là quan hệ (chính trị) giữa các quốc gia, còn trong TPQT là quan hệ mang tính chất dân sự vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia (chủ thể: người nư ớc ngoài hoặc đang cư trú ở nước ngoài; khách thể: tài sản ở nước ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi quan hệ TPQT xảy ra ở nước ngoài).

 2. Quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài, trong mọi trường hợp phải được giải quyết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó?

 · Đúng (0,25 điểm)

 · Giải thích (0,75 điểm): Tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ. Do đó, theo nguyên tắc chung, quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài thuộc chủ quyền quốc gia. Do đó, quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài phải được giải quy ết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó.

 3. Để giải điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột?

 · Đúng (0,25 điểm)

 · Giải thích (0,75 điểm): Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột là hai phương pháp điều chỉnh của ngành luật (TPQT).

 4. Theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam ,pháp luật nước ngoài sẽ đương nhên được áp dụng khi quy phạm xung đột của luật Việt Nam dẫn chiếu đến?

 · Sai (0,25 điểm)

 · Giải thích (0,75 điểm): Khi quy phạm xung đột của Luật Việt Nam dẫn chiếu đến luật nước ngoài, luật nước ngoài đó được Tòa án Việt Nam áp dụng để điều chỉnh quan hệ TPQT với điều kiện luật nước ngoài đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; không ảnh hưởng đến trật tự công công ở Việt Nam (Điều 759, kh.3 BLDS).

 5. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quyết tất cả các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

 · Sai: 0,25

 · Giải thích theo Điều 766 khỏan 2, 4 BLDS

 6. Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại sau khi được tòa án quốc gia sở tại công nhận và cho thi hành

 Đúng (0,25 điểm)

 Giải thích (0,75 điểm): Về nguyên tắc, Quyết định của trọng tài nước ngoài, muốn có hiệu lực thi hành thì cần phải được tòa án quốc gia nơi quy ết định trọng tài được yêu cầu thi hành công nhận và cho thi hành.giải thiwch theo Điều 343 BLTTDS

 Câu II (04 điểm): Bài tập tình huống

 Câu hỏi 1 : (1,0 điểm)

 Trong trường hợp các bên chọn FOB (Incoterms 2010 – ICC) thì rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua tại lan can thành mạn tàu tại cảng X vào thời điểm giao hàng (có thể giải thích thêm điều kiện FOB trong Incoterms 2010 của ICC)

 Câu hỏi 2 : (3,0 điểm)

 · Tòa án Việt Nam có thẩm quyền theo Điều 410(2(e)) BLTTDS (yêu cầu phân tích)

 · Theo điều 769 BLDS, Pháp luật nơi thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

 Công ty A (quốc tịch Việt nam) ký hợp đồng xuất khẩu Gạo với Công ty B (quốc tịch Hàn Quốc). Hợp đồng được ký kết tại Hàn Quốc, theo thỏa thuận trong HĐ Công ty A giao hàng cho Công ty B tại cảng Hải Phòng (Công ty A giao hàng cho người vận chuyển thứ nhất của Công ty B). Nhưng đến thời phải thực hiện Hợp đồng thì bên vận chuyển thứ nhất của Công ty B không có đủ phương tiện để vận chuyển hàng. Vì vậy việc giao hàng chậm 10 ngày và gây tổn thất cho Công ty A là 10.000USD. Công ty A và Công ty B xãy ra tranh chấp và Công ty A đề nghị Công ty B bồi thường thiệt hại.

 – Luật áp dụng để xem xét tính hợp lý của Hợp đồng.

 – Công ty B có phải bồi thường cho Công ty A không? Tại sao?

 ĐÁP ÁN

 Căn cứ Điều 773 Bộ luật dân sự quy định:

 Điều 773. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

 1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

 2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận định đúng sai tư pháp quốc tế

 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau.

 => Nhận định này sai. Theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

 Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế

 => Nhận định này sai. Chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế

 Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.

 => Nhận định này sai. Vì tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.

 Quốc tịch của pháp nhân luôn được xác định theo nơi pháp nhân được thành lập.

 => Nhận định này => Nhận định này đúng. theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

 Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài.

 => Nhận định này sai. Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan

 Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài

 => Nhận định này đúng. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài

 Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đương nhiên được áp dụng.

 => Nhận định này sai. Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng phải

 – Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.

 – Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

 Chi tiết tại: https://hocluat.vn/cau-hoi-nhan-dinh-dung-sai-mon-tu-phap-quoc-te/

 Nguồn: http://cunghocluat.com/so-sanh-cong-phap-quoc-te-va-tu-phap-quoc-te/

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: pdf tiểu 2015 môn thù giảng trắc nghiệm ly cương sách lê thị giang download đi lại phần riêng nhập 2017 đại phố hồ minh ôn hướng