Cơ quan tư pháp là gì – Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào

 Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm thực thi tất cả các loại luật và quy định tồn tại trong một khu vực tài phán cụ thể. Họ cũng xử lý các trường hợp liên quan đến các quan chức nhà nước vi phạm pháp luật và các tội phạm dân sự khác.

Cơ quan tư pháp là gì

 Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.

Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào

 Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “cơ quan tư pháp” được Hiến pháp năm 1946 và các văn bản pháp luật ban hành trong giai đoạn 1946-1959 sử dụng. Điều 63 Hiến pháp năm 1946 quy định: Cơ quan tư pháp của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có:

 a. Tòa án tối cao

 b. Các tòa án phúc thẩm

 c. Các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.

 Trong giai đoạn này, hoạt động tư pháp không chỉ là hoạt động xét xử, do các thẩm phán xét xử thực hiện, mà nó còn có các hoạt động điều tra; hoạt động công tố do các công tố viên… thực hiện. Hiến pháp 1959 cụm từ cơ quan tư pháp không được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Từ năm 1992 đến nay, cụm từ quyền tư pháp và cơ quan tư pháp được sử dụng nhiều trong các văn bản chính trị, pháp luật. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có một điều khoản đề cập đến quyền tư pháp trong nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) và một điều khoản đề cập đến hoạt động tư pháp khi quy định Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật, không văn bản nào xác định rõ ràng, thống nhất cơ quan thực hiện quyền tư pháp là những cơ quan nào? Hoạt động tư pháp gồm những hoạt động gì? Trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (năm 2002) cũng không có điều khoản nào làm rõ khái niệm hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp mà chỉ dùng phương pháp liệt kê một số nhiệm vụ của kiểm sát hoạt động điều tra, hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án.

  

  

  

  

  

  

 Tag: ở địa bao