Luật hành chính là gì – Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

Luật hành chính là gì

 Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

 Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

 – Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

 – Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).

 – Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là cách thức, biện pháp tác động lên các chủ thể trong quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

 Xuất phát từ tính chấp hành – điều hành trong quan hệ hành chính nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp quyền uy – phục tùng. Theo phương pháp này thì trong hai bên của quan hệ hành chính, bên này phải phục tùng ý chí của bên kia chẳng hạn như: quan hệ giưa các cơ quan hành chính cấp trên và cấp dưới; giữa các cơ quan hành chính nhà nước và công dân;…Cụ thể, bên được trao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước là bên được ra các quyết định mang tính đơn phương, kiểm tra hoạt động của bên còn lại, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định pháp luật còn bên còn lại bắt buộc phải thi hành, phục tùng các quyết định, biện pháp này. Chẳng hạn, công dân được quyền xin cấp đất xây dựng nhà ở tuy nhiên việc xem xét và quyết định có cấp hay không là quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước và khi quyết định đã ban hành, công dân phải chấp hành quyết định, tất nhiên, pháp luật cũng đồng thời cho phép người dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính.

 Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận. Theo đó trong quan hệ này tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ. Chẳng hạn như trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay đây còn được gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang.

 Như vậy, Luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy – phục tùng và phương pháp thỏa thuận trong đó phương pháp đặc trưng và chiếm lĩnh trong hầu hết các quan hệ pháp luật hành chính là phương pháp quyền uy – phục tùng.

Vi phạm pháp luật hành chính là gì

 Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật.

Quy phạm pháp luật hành chính là gì

 Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước theo mệnh lệnh – đơn phương.

Quan hệ pháp luật hành chính là gì

 Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính

 Cảnh sát giao thông xử phạt một vi phạm hành chính của một cá nhân đi sai luật giao thông

Nhận định đúng sai luật hành chính

 Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

 => Nhận định ĐÚNG. Bởi Luật hành chính đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng.

 Luật hành chính chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính với nhau.

 => Nhận định SAI. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước các tổ chức chính trị xã hội đoàn thể và quần chúng nhân dân.

 Trong nguyên tắc tập trung dân chủ yếu tố tập trung bao giờ cũng được đề cao hơn yếu tố dân chủ.

 => Nhận định SAI. Tập trung dân chủ phải sống hạnh phúc với nhau tập trung phải kết hợp trên nền tảng của dân chủ.

 Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đều hoạt động theo nguyên tắc 2 chiều trực thuộc.

 => Nhận định SAI. Nguyên tắc này chỉ áp dụng ở cấp địa phương cấp Trung ương không thực hiện theo nguyên tắc nào.

 Phương pháp cưỡng chế là phương pháp duy nhất thể hiện sự đặc trưng của hoạt động hành chính Nhà nước.

 => Nhận định SAI. Quản lý Nhà nước có 7 phương pháp (Liệt kê).

 Mọi quyết định hành chính đều có đối tượng áp dụng cụ thể cá biệt.

 => Nhận định SAI. quyết định hành chính chia làm 3 loại trong đó chỉ có quyết định cá biệt mới có đối tượng áp dụng cụ thể và cá biệt.

 Một quyết định hành chính chỉ phát sinh nhiều lần Khi đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý.

 => Nhận định SAI. Quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp nếu có xung đột về tính hợp pháp và hợp lý thì tính hợp pháp được ưu tiên thực hiện.

 Chi tiết: https://hocluat.vn/nhan-dinh-dung-sai-mon-luat-hanh-chinh-co-dap-an/

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: chính\ giáo 2015 nguồn 2018 việt nam khái niệm 2017 trắc nghiệm tiểu luận thường gặp bài sách 2012 tình huống điểm giảng download pdf câu hỏi cương khách 180 bán môn kèm giải thích (phần 2) vai trò học 2016 kỷ hình so sánh ôn tranh đô thị phân tích 2020 đáp tài liệu tiếng anh lấy hướng dẫn bổ sung hiến cấu thành 1 2013 tốt nghiệp ngân hàng kinh tế phần thạc sĩ nay 2019