Thành phần biệt lập là gì – Ví dụ về thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là gì

 Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu (cấu trúc cú pháp của câu gồm các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…), không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.

Ví dụ về thành phần biệt lập

 Hôm nay CÓ LẼ trời sẽ mưa

 Con mời mẹ ăn cơm

Các thành phần biệt lập và dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập Dấu hiệu nhận biết
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần cảm thán bộc lộ tâm lí của người viết
Thành phần phụ chú bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu
Thành phần gọi – đáp để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

Viết đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập

 Về nội dung, bến quê dược xây dựng trên một tình huống nghịch lí, nghịch lí trong cuộc đời của Nhĩ – nhân vật chính của truyện. Nhĩ là người đã đi không xó xĩnh nào trên trái đất nhưng chẳng may anh mắc bệnh hiểm nghèo nên anh không thể đi đâu được nữa. Từ đó, anh chợt nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông- nơi mà anh chẳng bao giờ đặt chân đến. Nỗi thèm khát kì lạ đã đến với anh nên anh đã nhờ Tuấn – người con trai của mình thay anh đặt chân lên đó. Có lẽ người con chưa hiểu ý cha mình nên đã để lỡ chuyến đò sang sông. Chi tiết này đã thức tỉnh người đọc: trên con đường đời người ta khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình để rồi vô tình không nhận ra vẻ dẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. Truyện đã kêu gọi mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình thường, gần gũi của gia đình, quê hương

Soạn văn 9 các thành phần biệt lập tiếp theo

 I. Thành phần gọi- đáp

 1. Từ dùng để gọi “này” dùng để gọi, từ “thưa ông” dùng để đáp

 2. Những từ ngữ trên dùng để gọi hoặc đáp không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu

 3. Từ ngữ “này” dùng để tạo lập cuộc thoại; từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại.

 II. Thành phần phụ chú

 1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi, vì các từ in đậm là yếu tố thêm thắt vào bổ sung ý nghĩa

 2. Cụm từ in đậm “và cũng là đứa con duy nhất của anh” chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng của anh

 3. cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” bổ sung ý nghĩa cho cụm C-V (lão không hiểu tôi)

Tag: (tiếp theo) bài tt (tt) tập kể tên lớp sơ đồ tư violet