Tìm hiểu về quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là gì

 Quy phạm pháp luật là những quy định, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện

 Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên thực tiễn đời sống xã hội.

Ví dụ về quy phạm pháp luật

 Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp hay quy định về nghĩa vụ quân sự của công dân.

Cấu trúc của quy phạm pháp luật

 Quy phạm pháp luật có cấu trúc từ 3 phần: giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đầy đủ cấu trúc 3 bộ phận này.

  • Giả định là giả thuyết có thể xảy ra trong cuộc sống
  • Quy định sẽ đề cập đến cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định
  • Chế tài sẽ nói về biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì

 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.

 Ví dụ về văn bản quy phạm của pháp luật : Hiến pháp năm 2013, Luật doanh nghiệp 2020, Bộ luật lao động 2019, Bộ luật dân sự 2015 … của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại

 VBQPPL có 15 loại tất cả, chi tiết thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước như sau

 1. Hiến pháp.

 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

 – 01 loại do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành là thông tư.

 – Văn bản ban hành phối hợp giữa chánh an Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại là thông tư liên tịch.

 – Văn bản phối hợp giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại văn bản là thông tư liên tịch.

 – 01 loại Văn bản quy phạm do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành là Quyết định.

 – Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

 – Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật.

 – Văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

 – 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp huyện là Nghị quyết.

 – 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành là Quyết định.

 – Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

 – Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

 Có thể thấy mọi cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

  • Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
  • Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
  • Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm nào

 Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

 – Về khái niệm, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Đối với văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

 – Về các yếu tố cấu thành: Đối với văn bản quy phạm pháp là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Còn văn bản áp dụng pháp luật yếu tố cấu thành văn bản gồm: là quy tắc xử sự đặc biệt, áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản và mang tính cưỡng chế nhà nước.

 Về đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật rộng và không xác định cụ thể là đối tượng nào, gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến văn bản, ví dụ: Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND tỉnh quy định một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo thì đối tượng áp dụng bao gồmCác tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài tỉnh, ngoài nước có đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh,các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch theo Quy định này.Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì đối tượng áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định cụ thể trong văn bản,ví dụ: Quyết định nâng lương đối với Ông Nguyễn Văn A thì đối tượng áp dụng là Ông Nguyễn Văn A và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cá nhân có liên quan.

 Về căn cứ để ban hành: Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì căn cứ ban hành là toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn như Hiến pháp, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật  thì căn cứ ban hành thường dựa vào văn bản quy phạm pháp luật và cả văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền.

 – Về hình thức, chủ thể và trình tự ban hành: Hình thức và chủ thể được quy định rõ trong Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, gồm 15 hình thức ban hành tương ứng với các chủ thể có thẩm quyền ban hành đối với loại văn bản quy phạm pháp luật đó, đồng thời từ chương III đến chương XIII Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ, chi tiết về trình tự thủ tục việc ban hành văn bản QPPL, còn đối với văn bản áp dụng pháp luật thì hiện chưa được quy định trong Luật.

Văn bản pháp luật tiếng anh là gì

 legislation

Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật việt nam

 Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp

Hiệu lực của văn bản pháp luật

 Tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật việt nam

Tt  Hệ thống loại văn bản   Tên viết tắt
 1  Hiến pháp của Quốc Hội  HP
 2  Bộ Luật của Quốc Hội  BL
 3  Luật của Quốc Hội  L
 4  Nghị quyết Quốc hội  NQQH
 5  Pháp lệnh UBTV Quốc hội  PL
 6  Lệnh Chủ tịch nước  LE
 7  Nghị định Chính phủ  NĐ
 8  Quyết định Thủ tướng  QĐTg
 9  Thông tư các Bộ  TT
 10  Thông tư liên tịch các Bộ  TTLT
 11  Nghị quyết Tòa án Tối cao  NQTA
12  Thông tư Tòa án Tối cao  TTTA
 13  Thông tư Viện kiểm sát Tối cao  TTKS
14  Quyết định Tổng kiểm toán  QĐKT
 15  Nghị quyết HĐND tỉnh  NQHĐ
16  Quyết định UBND tỉnh  QĐUB
 17  Công văn hướng dẫn  CV

Quốc hội ban hành những văn bản pháp luật nào

 1- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

 Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

 Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.

 2- Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết.

 3- Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết.

Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật không

 Trong các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì có loại nghị quyết không phải là văn bản quy phạm pháp luật và có loại nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy phạm pháp luật

Chỉ thị có phải là văn bản pháp luật không

 Theo quy định hiện hành, chỉ thị ban hành từ ngày 01/7/2016 không còn là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản dưới luật là gì

 Là những văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật.

Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật

 A. Luật hôn nhân và gia đình.

 B. Nghị định và nghị quyết

 C. Chỉ thị và công văn

 D. Nghị quyết và thông tư

 Đáp án:

 Luật hôn nhân và gia đình.

Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật

 A. Nghị quyết của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

 B. Nghị quyết của Quốc hội

 C. Nghị quyết của tổng Liên Đoàn lao Động Việt Nam

 D. Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam

 Đáp án:

 Nghị quyết của Quốc hội

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: phap vaăn van qui pham gì? gi tra cứu sở dữ liệu nam: mới hóa thứ sắp xếp miễn phí nay ai thế nguồn do: thuế tăng nguyên luật? so sánh trái tự: vndoc tải biểu mẫu xuống quảng tiền bài tập tích cách trích phẩm quản chất thải rắn kỹ năng